Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

TÚC THÁI ÂM TỲ KINH

Khởi lên từ góc móng chân ngón cái, theo bờ trong ngón cái và lằn da gan chân - mu chân, qua chỗ lõm trước mắt cá trong lên mặt trong cạnh xương chày, giao chéo qua trước kinh Túc Quyết Âm Can. đến mặt trong đầu gối và đùi trong, nhập vào bụng, để đến tạng Tỳ, liên lạc với Vị, rồi lên trên xuyên qua cơ hoành, đi dọc theo hai bên thanh quản, nối với cuống lưỡi, tán ra dưới lưỡi. Một nhánh tách biệt từ Vị, qua cơ hoành vào Tâm.
Các huyệt
1. Ẩn bạch

Vị trí: Ở cạnh trong góc móng ngón chân cái.
Cách châm: Châm sâu hơn 0,1 thốn, hoặc chích nặn máu. Cứu 3 mồi, hoặc hơ 5 phút.
Chủ trị: trướng bụng, nôn mửa, kinh nguyệt không đều (quá nhiều) băng huyết, hôn mê, mất ngủ, bệnh tinh thần, trẻ em kinh phong.
 
http://www.dokinhlac.com.vn/uploadtuyendung/2982008/2982008234_60.gif
2. Đại đô

Vị trí: Cạnh ngón chân cái, phía trước và dưới khớp bàn và ngón, chỗ thấy da trắng đỏ.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu
Chủ trị: Bụng trướng, bụng đau, sốt cao, không ra mồ hôi.

3. Thái bạch
Vị trí: Ở cạnh trong bàn chân (phía ngón cái) trong chỗ lõm dưới gầm đầu ngoài xương bàn chân số 1.
Cách lấy huyệt: Để bàn chân ngang bằng, ở phía sau khớp đốt ngón cái và đốt bàn số 1, chỗ lõm dưới đầu xương bàn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu
Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hoá kém, đầy trướng bụng, lỵ, táo bón, ợ hơi.
4. Công tôn

Vị trí: Ở cạnh xương bàn chân, phía ngón cái, phía dưới gâm xương và trước khớp nối xương bàn chân số 1 và xương cổ chân có chỗ lõm là huyệt.
Cách lấy huyệt: Bàn chân để ngang bằng lấy ở vị trí như trên.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,6 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, tiêu hoá kém, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, đau ngón chân.
5. Thương khâu
Vị trí: Chỗ lõm trước và dưới mắt cá trong chân, ở giữa đường nối từ lồi xương thuyền và chỗ nhọn mắt cá trong chân.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
Chủ trị: Viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu hoá kém, đau vùng mắt cá chân.
6. Tam âm giao
Vị trí: Từ đỉnh mắt cá trong chân lên 3 thốn, phía sau xương chầy.
Cách châm: Châm đứng kim, hướng về phía huyệt Tuyệt cốt sâu 0,5 – 1 thốn, nếu mũi kim chếch xuống theo ven sau xương chầy, sâu 1 – 2 thốn
Chủ trị: Phạm vi chủ trị rất rộng.
Đàn bà: Kinh nguyệt không đều, quá nhiều băng huyết, đau bụng hành kinh, choáng váng sau đẻ, khí hư, ngứa cửa mình.
Đàn ông: Xuất tinh sơm, di tinh, liệt dương, đau dương vật.
Và các bệnh: Phù thũng, khó tiểu tiện, đái dầm, tiêu hoá kém, đầy trướng bụng, sôi bụng, mất ngủ, trúng gió hư thoát, suy nhược thần kinh, trĩ sưng đau, đau chi dưới, thấp chẩn.
7. Lậu cốc
Vị trí: Phía sau xương chầy, chỗ lõm trên Tam âm giao 3 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5 thốn.
Chủ trị: Bụng trướng sôi, sôi ruột, đùi và gối lạnh, tê bại.
8. Địa cơ
Vị trí: Huyệt Nội Tất Nhỡn (Tất nhỡn phía trong) xuống 5 thốn.
Cách lấy huyệt: từ chính giữa cạnh trong xương bánh chè xuống 5 thốn, cạnh trong đầu trên xương chầy.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn, duỗi chân mà châm.
Chủ trị: Đầy bụng, tiểu tiện khó, kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, di tinh, phù thũng
9. Âm lăng tuyền
Vị trí: Cạnh trong đầu trên xương chầy, dưới đầu to của xương chầy, chỗ hố lõm đối bên của lồi cao Dương lăng tuyền.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay co gối hay nằm ngửa, duỗi chân. Từ chính giữa xương bánh chè xuống chính giữa mặt trước xương chầy, đến chỗ lồi cao nhất dưới đầu gối, từ đó ngang vào phía trong 4 thốn.
Cách châm: Châm kim chếch xuống, sâu 0,5 đến 1 thốn
Chủ trị: Bụng trướng, phu thũng, tiểu tiện khó, tiểu tiện không dứt, ỉa chảy, đau gối, di tinh.

10. Huyết hải
Vị trí: Ở cạnh trong đùi, trên đầu gối 2 thốn
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 mồi hoặc hơ 5 phút.
Chủ trị: đau bụng kinh nguyệt không đều, bế kinh, băng huyết, nổi mề đay, thấp chẩn, viêm
da thần kinh, đau khớp gối.
11. Cơ môn
Vị trí: Từ phía trên của cạnh trong xương bánh chè lên thẳng 8 thốn, hoặc trên Huyết hải 6
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn, tránh động mạch. Cứu 3 mồi.
Chủ trị; Tiểu tiện không thông, viêm hạch bẹn, đái dầm.
12. Xung môn
Vị trí: Từ chính giữa bờ trên xương mu sang mỗi bên 3,5 thốn (H. 53)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,7 đến 1 thốn (tránh động mạch). Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Viêm tinh hoàn, Viêm đau ống dẫn tinh, viêm nội mạc Tử cung, lòi dom (thoát giang).

15. Đại hoành
http://www.dokinhlac.com.vn/uploadtuyendung/2982008/2982008234_53.gif
Vị trí: Giữa rốn sang ngang 4 thốn (H. 53)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2,5 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Trướng bụng, táo bón, liệt ruột, ỉa chảy, đau bụng dưới, ký sinh trùng đường ruột
21. Đại bao
Vị trí: Từ giữa nách xuống khe liên sườn 6-7
Cách lấy huyệt: Tay giơ ngang, từ giữa nách kẻ thẳng xuống tới khe liên sườn 6-7
Cách châm: Châm theo khe sườn, chếch kim, sâu từ 0,3-0,6 thốn. Hơ từ 3-5 phút
Chủ trị: Đau liên sườn, đau toàn thân, mỏi tứ chi.
Tác dụng phối hợp: Với Ngoại quan, Dương lăng tuyền trị đau thần kinh liên sườn. 





TÚC DƯƠNG MINH VỊ KINH

Khởi đầu từ cạnh cánh mũi (huyệt Nghênh Hương) đi lên, giao ở hõm góc trong mắt - gốc mũi ( huyệt  Tinh Minh - Bq), vòng trở xuống dưới theo đường ngoài mũi vào hàm trên, rồi quanh ra môi miệng, giao chéo nhau tại môi trên với Đốc Mạch ( huyệt Nhân Trung), vòng môi dưới giao với Nhâm Mạch (huyệt  Thừa Tương)
           Một nhánh khác từ huyệt Đại Nghênh đi xuống dọc theo thanh quản vào hố trên đòn, tại đây phân 2 nhánh: + Một nhánh từ hố trên đòn qua cơ hoành đến liên lạc với Tỳ và Vị ; + Một nhánh từ hố trên đòn, thẳng qua đầu ngực, đi song song với Nhâm Mạch, đến vùng bẹn.
            Từ môn vị dạ dày có nhánh đi xuống bụng dưới hợp với kinh Chính ở bẹn, rồi cùng đi theo cơ thẳng trước ở đùi xuống gối, dọc theo phía ngoài xương chầy, đến cổ chân, mu bàn chân, đến kết ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ hai. Một nhánh từ mu bàn chân (huyệt  Xung Dương) vào đầu ngón chân cái để tiếp nối với kinh Túc Thái Âm Tỳ.
Các huyệt thường dùng
1. Thừa khấp
Vị trí: Từ đồng tử mắt xuống dưới 0,7 thốn. Nằm ngửa, nhắm mắt lại, thẳng từ đồng tử xuống tới sát bờ xương hốc mắt.
Chủ trị: Cận thị, mù về đêm, mi mắt cứng đờ, teo thần kinh thị giác.
2. Tứ bạch
Vị trí: Nằm ngửa, giữa bờ dưới hốc mắt, thẳng mắt xuống 1 thốn, ở đó có 1 lỗ, đó là huyệt
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,2 – 0,3 thốn,
Chủ trị: Mắt đỏ, sưng đau, liệt mặt, viêm mũi.
3. Cự liệu
Vị trí: Mắt nhìn thẳng, chiếu đồng tử xuống và từ dưới cánh mũi sang ngang gặp nhau.
Cách châm: Châm chếch 0,3 đến 0,5 thốn.
http://www.dokinhlac.com.vn/uploadtuyendung/2982008/298200823408.gif
Chủ trị: Tê liệt thần kinh mặt, chảy máu mũi, đau răng, môi má sưng đau.

4. Địa thương
Vị trí: Ngang mép ra, gặp đường rãnh cánh mũi chạy xuống là huyệt
Cách châm: Châm mũi kim hướng về phía dái tai, sâu 0,3 đến 0,5 thốn,
Chủ trị: Liệt mặt, miệng mắt méo lệch, góc mép chảy dãi.
5. Đại nghinh
Vị trí: Chỗ lõm trước góc hàm dưới, ngang huyệt Giáp xa ra phía trước 0,5 thốn.
Cách châm: Châm chếch kim về phía trước hoặc phía sau, tránh động mạch, sâu 0,5 đến 1thốn.
Chủ trị: Hàm răng cắn chặt, má sưng, đau răng, thần kinh mặt tê dại.
6. Giáp xa
Vị trí: Ở chỗ lõm trước và trên góc quai hàm.
Cách lấy huyệt: Ở trên và trước góc hàm khoảng 0,8 thốn. Khi cắn chặt, có một cục cơ nhai nổi cao, huyệt ở đỉnh cao đó
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,4 thốn hoặc chếch về Địa thương
Chủ trị: Miêng mắt méo lệch, răng đau, quai bị, động kinh, viêm amiđan cấp tính, liệt mặt.
7. Hạ quan
Vị trí: Ở phía trước bình tai.
Cách lấy huyệt: Cắn hàm răng, dùng ngón tay áp vào phía trước bình tai, cách tai khoảng 0,7 – 0,8 thốn, cắn hàm răng thì có một hố lõm, khi há miệng, chỗ lõm đó lồi thành chỗ cao là huyệt.
Cách châm: Châm đứng kim, hơi chếch về phía trước, sau tiến kim sâu 0,3 – 0,5 thốn,
Chủ trị: Miệng mắt méo lệch, đau răng ù tai, tai điếc, liệt mặt, viêm tai giữa
8. Đầu duy
Vị trí: Tại góc phía trên cạnh ngoài trán.
Cách lấy huyệt: Từ giữa hai lông mày thẳng lên, vào qua mép tóc 0,5 thốn (lại từ đó) sang ngang, ra ngoài khoảng 4,5 thốn, hoặc từ góc trán vào tóc 0,5 thốn
Cách châm: Châm mũi kim đi dưới da, hướng lên đầu, sau 0,3 thốn.
Chủ trị: Đau đầu, mắt hoa, đau một bên đầu, xương trán, gặp gió chảy nước mắt.
9. Nhân nghinh
Vị trí: Chỗ động mạch nhảy cạnh yết hầu.
Cách lấy huyệt: Chính giữa yết hầu ra mỗi bên 1,5 thốn, chỗ có động mạch nhảy, tránh động mạch
Cách châm: Ép động mạch cổ về phía cơ ức đòn chủm, châm thẳng từ trước ra sau, sâu từ 0,1 – 0,3 thốn.
Chủ trị: Ho hắng, suyễn, lao hạch, sưng tuyến giáp trạng, họng hâu sưng đau, cao huyết áp.
Cách châm: Từ ngoài châm chếch hướng vào trong, sâu 0,5 - 1 thốn.
Chủ trị: Hầu họng sưng đau, hen suyễn.
12. Khuyết bồn
Vị trí: Điểm giữa hố lõm trên xương đòn, thẳng đầu vú lên.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn, tránh động mạch. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Hầu họng sưng đau, hen suyễn, đau thần kinh liên sườn, viêm hung mạc (lá thành màng phổi)
18. Nhũ căn
Vị trí: Dưới đầu vú, 1,6 thốn, nằm trên khe sườn 5 – 6; đối với đàn bà thì lấy ở ngấn dưới
bầu vú.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,2 – 0,3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Ít sữa, vú sưng đau.
25. Thiên khu
Vị trí: Ở hai bên cạnh rốn
Cách lấy huyệt: Nằm ngửa, tính từ chính giữa rốn sang ngang mỗi bên 2 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1,5 thốn.
Chủ trị: Đau bụng, trướng bụng, sôi bụng, ỉa chảy, lỵ, táo bón, ỉa ra máu, đau bên cạnh rốn,
kinh nguyệt không đều, khí hư, trẻ em tiêu hoá kém.
26. Ngoại lăng
Vị trí: Dưới rốn 1 thốn là huyệt Âm giao, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt.
Cách châm: Châm sâu 1 – 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Đau bụng, đau bụng hành kinh.
28. Thuỷ đạo
Vị trí: Dưới rốn 3 thốn là Quan nguyên, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. Cách châm: Đứng kim, sâu 1,5 đến 2,5 thốn.
Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, bí đái, viêm tinh hoàn.
29. Qui lai
http://www.dokinhlac.com.vn/uploadtuyendung/2982008/298200823411.gif
Vị trí: Dưới rốn 4 thốn là huyệt Trung cực, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn.
Chủ trị: Viêm tinh hoàn, viêm nội mạc Tử cung, viêm phần phụ, kinh nguyệt không đều.
Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao trị khí hư, bạch đới; với Thái xung trị thoát vị bìu, viêm tinh hoàn. 
http://www.dokinhlac.com.vn/uploadtuyendung/2982008/298200823412.gif
32. Phục thỏ
Vị trí: Cạnh ngoài, phía trên xương bánh chè lên 6 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 3 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Chi dưới tê bại, liệt, viêm khớp gối, dị ứng mẩn ngứa.
33. Âm thị
Vị trí: Cạnh ngoài, phía trên xương bánh chè lên 3 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 3 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Gối, đùi tê bại, đau buốt.
34. Lương khâu
Vị trí: Ở mé ngoài và phía trên xương bánh chè lên thốn
Cách lầy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối vuông góc, tính từ giữa bờ trên xương bánh chè lên 2 thốn, rồi từ đó ra ngoài 1 thốn, khi duỗi thẳng chân ra thì ở đó có một chỗ lõm.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn.
Chủ trị: Đau khớp gối, liệt chi dưới, đau dạ dày, vú sưng đau, sôi bụng.
35. Độc tỵ
Vị trí: Ở chỗ nối tiếp xương bánh chè và đầu trên xương chày. Huyệt này còn có tên là Tất
nhãn.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối vuông góc, phía ngoài, dưới xương bánh chè có một hố lõm cạnh ngoài gân, đó là huyệt.
Cách châm: Châm mũi kim chếch vào phía trong, sâu 0,3 – 0,4 thốn,
Chủ trị: Đau khớp gối.
36. Túc tam lý
Vị trí: Dưới huyệt Độc tỵ 3 thốn, cạnh ngoài phía dưới đầu gối.
Cách lấy huyệt: từ Độc tỵ xuống 3 thốn ra ngoài 1 thốn là huyệt.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1,5 thốn,
Chủ trị: Bệnh đường ruột, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, lỵ, tiêu hoá kém, ỉa chảy, táo bón, váng đầu, đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp, cảm mạo, đau răng, đau lưng, liệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, bế kinh. Huyệt này có tác dụng làm tăng sức đề phòng cảm mạo, chống cơn mỏi mệt.
40. Phong long
Vị trí: Đoạn giữa, cạnh trước, mé ngoài ống chân.
Cách lấy huyệt: Dưới huyệt Độc tỵ 8 thốn, từ đó ra phía trước 1 thốn
Cách châm: Châm đứng kim, sâu từ 0,3 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Nhiều đờm, ho, suyễn đau bụng, váng đầu, táo bón, đau chi dưới, động kinh.
41. Giải khê
Vị trí: Ở chính giữa mặt trước khớp cổ chân.
Cách châm: Châm mũi kim hướng về phía gót chân, châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Chủ trị: Bong gân khớp cổ chân, nôn mửa, chi dưới bại liệt.
44. Nội đình
Vị trí: Ở giữa khe nối ngón 2 và ngón 3 chân (H. 59)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau răng hàm trên, đau hầu, miệng khát, đau dạ dày, đau bụng, trướng bụng, ỉa chảy, mất ngủ, táo bón, đau bụng hành kinh.
45. Lệ đoài
Vị trí: Ở cạnh ngoài gốc móng chân ngón 2 (cạnh phía ngón út)
Cách châm: Châm sâu 0,1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Viêm ruột, hôn mê, sốt cao, nhiều mộng mị, điên cuồng, đau răng, chảy máu cam.

TÂM PHẾ MAN

Tâm phế mạn là một bệnh tim phổi mạn tính do bệnh ở phổi (viêm phế quản mạn, hen phế quản, giãn phế quản, lao phối, bụi phổi...) hoặc bệnh ở lồng ngực (các dị dạng lồng ngực: gù vẹo, xơ màng phổi, dày dính màng phổi...) gây trở ngại cho tuần hoàn phổi, áp lực động mạch phổi tăng, tâm thất phải dày lên, to ra và dẫn đến suy tim phải.
Tâm phế mạn là một bệnh toàn thân mà biểu hiện sự rối loạn chức nặng tim phổi là chính, tỷ lệ phát bệnh cao ở tuổi trung niên và người lớn tuổi (trên 40 tuổi) và 80 – 90%) là do viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, phế khí thũng và hen phế quản. Bệnh lúc cấp diễn thường có các triệu chứng: khó thở, thở gấp, hồi hộp, môi lưỡi tím, nổi tĩnh mạch cổ, phù mắt cá chân. Thời gian từ khi mắc bệnh phổi đến lúc xuất hiện tâm phế mạn khoảng từ 3 đến 10 năm.
Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù chứng Đàm Ẩm, Suyễn Chứng, Thủy Thủng, Tâm Quí. Có liên quan đến 4 tạng: Tâm, Phế, Tỳ, Thận.
Tham khảo thêm chứng ‘Phế Nguyên Tính Tâm Tạng Bệnh’ (Bệnh tim do phổi).
Triệu Chứng: Tùy theo giai đoạn bệnh mà triệu chứng làm sàng khác nhau.
1) Giai đoạn bù trừ: Lúc đầu có thể chưa có triệu chứng gì riêng ngoài các triệu chứng của bệnh nguyên phát phổi và lồng ngực. Dần dần bệnh nhân khó thở gia tăng, môi lưỡi, móng tay chân tím tái. Kiểm tra có biểu hiện áp lực động mạch phổi tăng như tiếng tim thứ hai đánh ở vùng động mạch phổi, thất phải dày to, tiếng phổi tâm thu vùng van 3 lá, tim đập mạnh ở mỏm.
2) Giai đoạn chức năng mất bù: Theo sự phát triển của bệnh, thường gặp là sau khi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp, chức năng tim phổi rối loạn nặng hơn. Lượng đờm tăng lên nhiều, thông khí trở ngại, oxy máu giảm, khí CO2 máu tăng dẫn đến suy hô hấp và suy tim.
a) Suy tim: Chủ yếu là suy tim phải. Triệu chứng chủ yếu là ăn kém, bụng đầy, nôn, buồn nôn, tím tái, nổi tĩnh mạch cổ, gan to, ấn đau, phù.
b) Suy hô hấp: Oxy máu thấp, khó thở, tím tái, ngón tay dùi trống, tim nhịp nhanh dẫn đến chức năng não rối loạn, bệnh nhân phản ứng chậm, nói sảng, co giật, hôn mê...
c) Hội chứng tâm phế não: Suy hô hấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tinh thần: Bệnh nhân buồn ngủ, lú lẫn, hôn mê. Hoặc có những hưng phấn, run giật, co giật, niêm mạc mắt đỏ thẫm, phù mặt nặng, tiểu ít, tĩnh mạch nông, tay chân nổi, giãn mạch ngoại vi, da ấm đỏ. Xuất hiện một số biến chứng như nhịp tim không đều, xuất huyết đường tiêu hóa trên, suy tim trái, suy chức năng thận, đông máu rải rác nội mạch, rối loạn cân bằng kiềm, toan...
Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:
l) Tiền sử mắc bệnh mạn tính phổi và lồng ngực như viêm phế quản mãn tính, biến chứng phế khí thũng, lao phổi nặng, hen phế quản, giãn phế quản, viêm cột sống dạng phong thấp, viêm dính màng phổi rộng...
2) Khó thở, tím tái: có thể loại trừ các nguyên nhân khác.
3) Tim đập rõ dưới mỏm ức, tiếng thổi tâm thu ở ổ động mạch phổi. Tiếng thứ 2 vang mạnh ở ổ động mạch phổi, nhìn thấy tim đập mạnh ở khoảng liên sườn 2 - 3 bờ trái xương ức.
4) Gan to ấn đau, nổi tĩnh mạch cổ.
5) Tăng áp lực tĩnh mạch.
6) Tiền sử có tâm phế bệnh hoặc suy tim phải.
7) Kiểm tra hóa lý:
a) Hồng cầu và huyết sắc tố tăng nhiều, độ bão hòa oxy máu động mạch thấp, phân áp CO2 và dự trữ kiềm tăng. Trường hợp suy tim có Protein niệu nhẹ, nước tiểu có trụ niệu, hồng bạch cầu, thời kỳ cuối men SGOT tăng cao, NPN tăng, rối loạn cân bằng kiềm toan.
b) Điện tâm đồ : Điện áp thấp, hình ảnh sóng P phế, trục lệch phải trên 900, dày thất phải, blốc nhánh phải không hoàn toàn.
c) X quang: Chụp phát hiện hình ảnh của bệänh phổi và lồng ngực, đoạn động mạch phổi phình, thất phải và nhĩ phải to.
Điều Trị
Có thể chia mấy thể bệnh và điều trị như sau:
1) Phế Khí Bất Túc, Đờm Trọc Uûng Trệ: Ho nhiều đờm, hơi thở ngắn, khó thở tăng khi lao động, sợ gió, ra mồ hôi, mệt mỏi, chất lưỡi nhạt hoặc tía, mạch Tế hoặc Kết Đại.
Điều trị: Ôn phế, hóa đàm, giáng khí, bình suyễn. Dùng bài Linh Quế Truật Cam Thang hợp với Tô Tử Giáng Khí Thang gia giảm: Bạch linh 15g, Bạch truật, Tô tử, Bán hạ, Trần bì, Đương qui, Tiền hồ đều 12g, Quế chi 8g, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g.
Mệt nhiều, khó thở, ra mồ hôi nhiều thêm Đảng sâm, Hoàng Kỳ, để ích khí, cố biểu, bỏ Hậu phác, Tiền hồ. Trường hợp mặt môi xanh tím thêm Hồng hoa, Xích thược, Đan sâm để hoạt huyết hóa ứ. Sốt, miệng khát, khó thở, ngực tức, đờm vàng đặc, dùng bài ‘Ma Hạnh Thạch Cam Thang’ thêm Bồ công anh, Ngư tinh thảo, Kim ngân hoa để thanh phế, hóa đờm, bình suyễn.
2) Tỳ Thận Dương Hư, Thủy Thấp Ứ Trệ: Sắc mặt tối, chân tay lạnh, toàn thân phù, chân nặng, tiểu ít, hồi hộp, khó thở, không nằm ngửa được, thân lưỡi bệu, nhạt, rêu hoạt, nhớt, mạch Trầm.
Điều trị: Ôn dương, lợi thủy, kiện tỳ, hóa đàm. Dùng bài Chân Vũ Thang hợp với Ngũ Linh Tán gia giảm: Chế phụ tử 12g (sắc trước), Can khương 6g, Bạch linh, Bạch thược, Trạch tả, Trư linh, Xa tiền tử đều 15g, Bạch truật, Trần bì, Bán hạ đều 12g, Quế chi 8g. Sắc uống.
Trường hợp khí hư nặng, thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ để ích khí, hành thủy. Chân lạnh, mạch Vi, ra mồ hôi, dùng ‘Sâm Phụ Long Mẫu Thang’ để hồi dương cứu nghịch.
3) Đờm Mê Tâm Khiếu, Can Phong Nội Động: Bệnh nhân bứt rứt không yên, co giật hoặc buồn ngủ lơ mơ, hôn mê, chất lưỡi khô, đỏ thẫm, mạch Tế Sác.
Phép trị: Hóa đờm, khai khiếu, bình can, tức phong. dùng ‘Chí Bảo Đơn’ (thành phẩm) ngày uống 1 viên chia 2 lần uống. Hoặc ‘An Cung Ngưu Hoàng Hoàn’ (thành phẩm), uống1 viên .
Thuốc thang dùng bài ‘Linh Dương Câu Đằng Thang gia giảm’: Sơn dương giác 40 - 80g (tán bột mịn thay Linh dương giác hòa uống), Xuyên bối mẫu 12g (gói tán bột
hòa uống), Sinh địa tươi, Câu đằng, Phục thần đều 15g, Cúc hoa, Sinh bạch thược, Trúc nhự tươi đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống, Câu đằng (cho vào sau).
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
+ Phức Phương Ngư Tinh Thảo (Dương Như Lan, Tứ Xuyên): Ngư tinh thảo 60g, Ngân hoa 60g, Thuyên thảo 20g, Đan sâm 8g, chế thành dịch tiêm, mỗi ống 30ml cho vào dung dịch Glucoz 5 – 10 %, truyền tĩnh mạch. Người lớn mỗi ngày 1 lần, một liệu trình 10-15 ngày.
TD: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, hóa ứ, trị bệnh tâm phế mạn cấp diễn.
Kết quả lâm sàng: Theo dõi 227 ca tâm phế mãn chia làm 2 tổ, một tổ dùng Peni và Streptomycine 133 ca và 1 tổ dùng kết hợp thêm bài thuốc trên. Kết quả tổ có kết hợp đạt kết qủa tốt 63,8%.
+ Thanh Phế Thang (Trương Thành Đốc, Bệnh viện Trương Gia Khẩu, Hà Bắc): Đông hoa, Hạnh nhân, Bách bộ, Cam thảo, Mạch đông, Tủ Uyển, Cát cánh đều 10g, Địa long, Đan sâm, Xích thược đều 12g, Hoàng cầm, Bồ công anh, Tri mẫu đều 15g, Qua lâu 20g, sắc uống. Một liệu trình 15-20 ngày.
TD: Thanh phế, hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn.
Kết quả lâm sàng: Đã trị bệnh tâm phế mãn vừa và nặng 140 ca, chia 2 tổ, mỗi tổ 70 ca, điều trị bằng bài thuốc trên và một tổ điều trị thuốc Tây. Kết quả tổ dùng Trung dược: tỉ lệ bệnh ổn định 75,7%, tiến bộ nhiều 10%, có tiến bộ 2,9%. Tỉ lệ có kết quả là 88,6%. Tỉ lệ có kết quả đối chiếu là 51,4%, 12,8%, 8,6% và 72%.
+ Hoạt Huyết Thông Lý Thang (Lý Quốc Hiển, Bệnh viện trực thuộc Học viện y học tỉnh Giang Tây): Đại hoàng (cho vào sau 3-30g), Chỉ xác, Xuyên hậu phác, Triết Bối mẫu đều 12g, Nga truật 10-30g, Địa miết trùng 10-15g, Cát cánh 12g, sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Sốt cao thêm Ngân hoa 30g, Hoàng liên 4g, Hoàng cầm 12g, Tiêu sơn chi 12g, Mang tiêu (bột hòa uống) 12g; Nhiệt thịnh thương âm thêm Sinh địa tươi 30g, Mạch môn, Huyền sâm, Thạch hộc tươi đều 30g, Thiên hoa phấn 15g; Đờm thịnh thêm Trúc lịch, Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Khương trúc nhự đều 12g, Chế đởm tinh 9g; Phù nhiều thêm Phục linh bì, Đình lịch tử đều 30g, Xuyên tiêu 3- 6g; Khí hư thêm Bạch sâm 80g, chế Phụ tử 15g, Can khương 6g.
Kết quả lâm sàng: Điều trị 32 ca, thể nặng thêm thuốc Tây. Kết quả tốt 5 ca (15,6%), có kết quả 22 ca (68,8%), không kết quả 5 ca (15,6%). Kết quả chung là 84,4%, tổ điều trị bằng thuốc Tây là 64,7%.
+ Phù Chính Hóa Đờm Thang (Lý Đình Liêm): Hoàng kỳ, Xuyên khung, Đan sâm đều 15g, Phục linh, Hoàng cầm, Trúc nhự đều 12g, Bạch truật, Phòng phong, Bán hạ, Đào nhân đều 9g, Hồng hoa 9g, Cam thảo 3g, sắc uống.
Trường hợp đàm nhiệt thêm các thuốc thanh nhiệt, hóa đờm.
Kết qủa lâm sàng: Điều trị 35 ca, kết quả tốt 20 ca, tiến bộ 11 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ kết quả 89%. Theo dõi số bệnh nhân được điều trị số lần cấp diễn giảm nhiều, chức năng bù trừ rõ.
+ Hoạt Huyết Lợi Thủy Thang (Tào Hưng Á, Bệnh viện Nhân Dân khu Nam Sung tỉnh Tứ Xuyên): Kê huyết đằng, Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Mộc thớng, Xa tiền thảo đều 30g, Uất Kim 18g, Hồng hoa, Sinh khuơng, Quế tâm đều 9g, Xích thược, Đan sâm đều 15g, Phụ phiến 24g, Bạch truật 12g, sắc uống.
- Kết quả lâm sàng: trị tâm phế mạn, suy tim 30 ca, có dùng thuốc cường tim, lợi tiểu 50 ca. Kết quả: Tổ nghiên cứu có kết hợp: tốt 71,43%, tổ đối chiếu 44%, Không kết quả : tổ nghiên cứu 7,14%, tổ thuốc tây 20%.
+ Bổ Phế Ích Khí Thang (Chương Ấu Linh): Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 200g, Bạch truật 150g, Phòng phong 30g, Tắc kè 5 cặp. Tất cả thuốc tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn 6g uống sáng tối mỗi lần 1 hoàn. Mỗi năm dùng thuốc 3 tháng liên tục hoặc gián đoạn.
Trường hợp miệng khô họng nóng, thêm Sa sâm, Mạch môn Ngân hoa mỗi thứ 9g.
TD: Tư bổ phế thận, ích khí cố biểu. Trị bệnh tâm phế mạn thời kỳ ổn định.
- Kết quả lâm sàng: trị 80 ca, tỷ lệ kết quả 58% triệu chứng cải thiện rõ rệt. Điện tâm đồ, lưu lượng máu qua phổi đều có cải thiện, globulin huyết thanh miễn dịch (40 ca) tăng rõ (P/- 0,01), số lần bị cảm nhiễm đường hô hấp giảm trên 50%.
- Ghi chú: Trong quá trình điều trị, nếu có nhiễm khuẩn cấp tính hoặc có biến chứng khác phải ngưng thuốc. Bài thuốc đối với ho, đờm loãng, hoạt động khó thở, dễ mắc bệnh ngoại cảm kết quả tốt. Đối với thể bệnh miệng khô, lưỡi táo, đờm đặc, sốt về chiều không kết quả.
+ Điều Khí Lợi Huyết Thang (Đỗ Bá Ngôn, bệnh viện Long Hoa trực thuộc Học viện Trung y Thượng Hải): Hoàng kỳ, Đình lịch tử đều 15g, Tô tử, Xích thược, Xa tiền tử, Nhục thung dung đều 12g, Cát cánh 4,2g, Hạnh nhân 9g, Trần đởm tinh 9g, Sâm Tam thất (tán bột, hòa uống) 3g, Sắc uống. Một liệu trình 12 tháng.
- Gia giảm: Lưỡi đỏ thẫm, miệng khát, nhiều mồ hôi thêm Mạch môn 12g, Ngũ vị tử 4,2g, Xuyên thạch hộc 12g. Lưỡi, răng chảy máu thêm Đơn bì 9g, Ngưu tất l2g, Sinh Bồ hoàng (sao) 9g; Mạch Kết Đại thêm Chích thảo 9g, Trần A giao (hòa nóng uống) 9g.
- Kết quả lâm sàng: Trị 20 ca. Mỗi ngày dùng thêm dịch tiêm Đan sâm 10 ống hòa vào 500ml dung dịch Glucoz 5% - 500ml truyền tĩnh mạch. Kết quả: triệu chứng cải thiện rõ 8 ca, tiến bộ 6 ca, tỷ lệ có kết quả 70%. Hồng cầu, sắc tố huyết hồi phục bình thường.
+ Phế Tâm Phương (Chu Tú Phong, Sở nghiên cứu Trung y tỉnh Giang Tô): Thái tử sâm, Ngọc trúc, Bổ cốt chi, Đan sâm, Xích thược đều 9g, Hoàng kỳ, Dâm dương hoắc, Hổ trượng đều 15g, Phụ phiến, Hồng hoa đều 6g. Chế thành viên bọc đường mỗi viên 0,3g, mỗi lần uống 6 viên, ngày 3 lần, 3 tháng là một liệu trình, uống liền 2 liệu trình.
Kết quả lâm sàng: Điều trị 192 ca, tỷ lệ có kết quả chung là 84,3%, tổ đối chứng 192 ca, kết quả chung là 40,6%.
Ghi chú: Thực nghiệm chứng minh bài thuốc có tác dụng cải thiện chức năng tim phổi, nâng cao nồng độ Oxy trong máu, giảm nồng độ CO2, cải thiện tuần hoàn, nâng cao chức năng vỏ tuyến thượng thận. Có một số bệnh nhân uống thuốc gây nên khô miệng.
+ Nạp Khí Bình Suyễn Ẩm (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Nhân sâm 3-6g (sắc riêng uống), Thục phụ tử 6g, Thục địa 15g, Hồ đào nhục (để cả vỏ) 3 trái, Sơn thù nhục 12g, Sơn dược (sinh) 30g, Ngũ vị tử 9g, Tử thạch anh (sắc trước), Từ thạch (sắc trước) đều 15g, Đông trùng hạ thảo 9g, Trầm hương 1,5-3g (hòa với nước thuốc uống), Thai bàn phấn 9g (chia làm hai lần, hòa thuốc nước uống). Sắc uống mỗi ngày một thang.
TD: Ôn Thận bồi nguyên, nạp khí bình suyễn, trị bệnh tim do phổi.
+ Phế Tâm Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Rễ cây chè (trà) lâu năm 30g, Địa long, Dâm dương hoắc, Liên kiều đều 12g, Ma hoàng (chích), Thất diệp nhất chi hoa, Ngũ linh chi đều 10g. Sắc chia 3 lần uống trong ngày.
TD: Tuyên Phế, bình suyễn, cường tầm lợi thủy, thanh nhiệt giải độc. Trị bệnh tim do phổi.
+ Kiện Tâm Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Đan sâm, Hoàng kỳ (sinh) đều 20g, Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa, Bạch cúc hoa, Dâm dương hoắc đều 10g, Giáng hương 6g. Sắc, chia ba lần uống.
TD: Ích khí, hoạt huyết, khứ ứ, kiện tâm. Trị bệnh động mạch vành, cơn đau quặn ngực, cơ tim viêm, rối loạn nhịp tim, bệnh tim do phổi.
Bệnh Án Suy Tim Do Phổi
(Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’, q Thượng)
Thôi X, nam, 68 tuổi, công nhân xe 3 bánh, đến khám tháng 12 năm 1972. hen, ho khạc ra đờm bọt, hơi thở ngắn, bệnh đã nhiều năm, sau khi hoạt động bệnh càng tăng. Ba năm nay, lúc nghỉ ngơi cũng cảm thấy thở dồn, không lao động được. X quang và đo chức năng phổi chẩn đoán là bệnh tim do nguyên nhân phổi. Khám thấy: thở gấp, môi tím tái, chân phù, mạch Tế Sác, chất lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn. Cho uống Nạp Khí Bình Suyễn Ẩm (Nhân sâm 3-6g (sắc riêng uống), Thục phụ tử 6g, Thục địa 15g, Hồ đào nhục (để cả vỏ) 3 trái, Sơn thù nhục 12g, Sơn dược (sinh) 30g, Ngũ vị tử 9g, Tử thạch anh (sắc trước), Từ thạch (sắc trước) đều 15g, Đông trùng hạ thảo 9g, Trầm hương 1,5-3g (hòa với nước thuốc uống), Thai bàn phấn 9g (chia làm hai lần, hòa thuốc nước uống). Sắc uống mỗi ngày một thang), thêm Bạch truật, Kê nội kim mỗi thứ 9g, Phục linh 12g, uống liên tục 6 thang, bệnh chuyển biến tốt. Sau đó mỗi tháng lại cho uống ngắt quãng 8-10 thang. Từ sau tháng 6-1973, đổi sang uống mỗi tháng 3-6 thang. Lại dùng Đảng sâm 15g thay vì 9g Nhân sâm trong toa cũ.; Phụ tử giảm xuống còn 3g. Năm 1975 hỏi lại, thể chất đã phục hồi, đã tham gia lao động được, đi xe như thường. Năm 1976 bị bệnh do não xuất huyết, hôn mê 7 ngày đêm nhưng vẫn không nge tiếng ran ở phổi.


TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH

KINH CHÍNH
Khởi đầu ở góc trong mắt từ huyệt Tình Minh lên trán, thẳng lên đỉnh đầu giao hội với Đốc Mạch ở huyệt Bá Hội, phân nhánh vào não, rồi đi tiếp ra sau gáy. Từ gáy phân ra hai nhánh: Một nhánh đi dọc theo cột sống (cách 1, 5 thốn) đến vùng thắt lưng vào Thận và Bàng Quang, tại đây chạy xuống vùng mông đến giữa nhượng chân.
Một nhánh từ gáy đi kèm hai bên cột sống (cách 3 thốn) thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở giữa nhượng chân.
Từ nhượng chân đi tiếp xuống mặt sau cẳng chân, qua gót chân, đến sau mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài bàn chân đến đầu ngón chân út để kết hợp với kinh Túc Thiếu Âm Thận.
TRIỆU CHỨNG KINH BÀNG QUANG
Kinh Bệnh: Mắt đau, chảy nước mắt, chảy nước mũi, chảy máu cam, đầu đau, gáy đau, lưng đau, cột sống đau, mặt sau chi dưới đau, sốt.
Phủ Bệnh: Tiểu không thông, tiểu dầm, bụng dưới đau tức.
1. Tình minh
Vị trí: Ở khóe mắt trong
Cách lấy huyệt: Góc mắt trong ra 0,1 thốn, dựa vào bờ trong xương hốc mắt (H. 69).Ngón tay trái của thầy thuốc áp và nhãn cầu mà lấy huyệt.
Cách châm: Mũi kim đưa vào hốc mắt, châm đứng kim, sâu đến 0,5 thốn, tiến kim xong để nguyên, không nâng ấn kim, lưu kim 5-10 phút. Khi rút kim, day lỗ kim 2 phút, để phòngxuất huyết. Không cứu.
Chủ trị: Đau mắt, gặp gió chảy nước mắt, cận thị, quáng gà và các loại bệnh mắt.
Tác dụng phối hợp: Với Hành gian, Túc tam lý trị quáng gà; với Thái dương, Ngư yêu trịmắt sưng đau; với Thừa khấp, Hợp cốc, Quang minh trị cận thị.
2. Tán trúc
Vị trí: Ở chỗ lõm đầu lông mày
Cách lấy huyệt: Ở đầu lông mày vào 0,1 thốn (H. 69)
Cách châm: Từ đầu lông mày, châm dưới da, mũi kim hướng ra ngoài hoặc chếch xuống, sâu 0,3-0,5 thốn, hoặc kim 3 cạnh chích nặn máu. Không cứu.
Chủ trị: Đầu đau, hoa mắt, xương ụ mày đau, ra gió chảy nước mắt, đau mắt liệt mặt,giác mạc có ban trắng.
Tác dụng phối hợp: Với Ấn đường trị viêm xoang trán; với Đầu duy trị đau đầu và mắt; vớiTán trúc thấu Ngư yêu trị xương ụ mày đau, mắt đau.
3. Mi xung
Vị trí: Từ huyệt Tán trúc thẳng lên vào mép tóc 0,5 thốn. (H. 69).
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Đau đầu, choáng váng, bệnh mắt, điên dại.
4. Khúc sai
Vị trí: Từ huyệt Thần đình ra mỗi bên 1. 5 thốn, từ mép tóc vào 0,5 thốn (H. 69).
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau phía trước đầu, hoa mắt, tắc mũi, chảy máu mũi.
5. Ngũ xứ
Vị trí: Phía sau huyệt Khúc sai 0,5 thốn (H. 69).
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu, hoa mắt, điên dại.
6. Thừa quang
Vị trí: Phía sau huyệt Ngũ xứ 1. 5 thốn (H. 71).
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Đau đầu, choáng váng, đục giác mạc dạng vảy cá, cảm mạo.
7. Thiên thông
Vị trí: Sau huyệt Thừa quang 1,5 thốn (H. 71)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đỉnh đầu, viêm xoang, viêm mũi


Hình 71 - Hình 72


8. Lạc khước
Vị trí: Sau huyệt Thông thiên 1. 5 thốn (H. 71).
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm mũi, tắc mũi, chảy máu mũi, đau đỉnh đầu, viêm phế quản mạn tính.
9. Ngọc chẩm
Vị trí: Sau huyệt Lạc khước 4 thốn, từ huyệt Não hộ ra mỗi bên 1,3 thốn (H. 71).
Cách châm: Châm chếch kim, châm sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Choáng váng, đau phía sau đầu, cận thị.
10. Thiên trụ
Vị trí: Ở chân tóc sau gáy, chỗ lõm ngoài gân lớn.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hoặc nằm sấp, từ huyệt Á môn ra mỗi bên 1,3 thốn, khoảngbề ngang hai ngón tay, chỗ lõm ngoài gân lớn sau gáy (cơ thang) (H. 72).
Cách châm: Châm đứng kim, hoặc từ ngoài vào, sâu 0,5 đến 1 thốn. Không cứu.
Chủ trị: Đau phía sau đầu, cổ gáy bong gân, vai và bả vai đau, sái cổ, tắc mũi, mất ngủ.
Tác dụng phối hợp: Với Phong trì trị sốt cao không ra mồ hôi; với Hậu khê trị sái cổ; vớiDưỡng lão trị đau vai.
11. Đại trữ
Vị trí: Dưới đốt sống lưng số 1 ra hai bên
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, từ giữa gáy thẳng xuống, trước hết gặp ngay lồi cao xươngsống, đó mà mỏm gai đốt cổ số 7, xuống thêm 1 đốt nữa, đó là đốt sống lưng số 1,ngay dưới đốt sống lưng số 1 này sang ngang mỗi bên 1,5 thốn là huyệt (H. 68).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3-7 mồi, hơ từ 10-20 phút. Chủ trị: Hohắng, đau răng, đau sau đầu, phát sốt, xương bả vai đau buốt, sốt rét. Tác dụng phốihợp: Với Trường cường trị đau tức ở tiểu trường (sán thống).
12. Phong môn
Vị trí: Từ giữa chỗ lõm dưới đốt sống lưng số 2 sang mỗi bên 1,5 thốn (H. 68). Ngồi ngaylấy huyệt.
Cách châm: Châm chếch kim (từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ sau ra trước), sâu0,5 thốn. Cứu 5 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Cảm mạo, phát sốt, ho hắng, đau đầu, đau lưng trên, đau thắt lưng.
Tác dụng phối hợp: Với Đại chùy hoặc Đào đạo trị cảm mạo, châm xong giác (bầu hút); vớiKhúc trì, Hợp cốc trị cảm mạo, sốt cao; với Phế du trị cảm mạo, ho, viêm phổi.
13. Phế du
Vị trí: Từ giữa chỗ lõm dưới đốt sống lưng 3 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hay nằm sấp (H. 68)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 thốn. Cứu 5-7 mồi, hơ 5-20 phút
Chủ trị: Lao phổi, ho, hen, ho gà, viêm phổi trẻ em và các bệnh về phổi nói chung.
Tác dụng phối hợp: Với Thiên đột chữa ho hắng; với Nghinh hương trị chảy nước mũikhông dứt; với Phong long trị đờm nhiều.
14. Quyết âm du
Vị trí: Từ giữa chỗ lõm dưới đốt sống lưng 4 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn.
Cách lấy huyệt: Như Phế du (H. 68).
Cách châm: Châm chếch kim, sâu đến 0,5 thốn. Cứu 3-5 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Đau tim, tim đập nhanh, mất ngủ, ho, đau ngực
Tác dụng phối hợp: Với Thông lý trị tim đập nhanh; với Thần môn trị đau tim
15. Tâm du
Vị trí: Từ giữa chỗ lõm dưới đốt sống lưng 5 sang ngang 1,5 thốn.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hay nằm sấp mà lấy (H. 68).
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 thốn. Cứu 3-7 mồi, hơ 3-10 phút.
Chủ trị: Tim đập nhanh, rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, động kinh, hay quên, di tinh.
Tác dụng phối hợp: Với Thông lý trị nhịp tim không đều; với Thận du trị di mộng tinh; vớiNội quan trị bệnh tim do phong thấp.
16. Đốc du
Vị trí: Từ giữa chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống lưng 6 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn (H. 68).
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm màng trong tim, sôi bụng, đau bụng, nấc, tóc rụng, da dẻ mẩn ngứa.
17. Cách du
Vị trí: Từ giữa chỗ lõm dưới đốt sống lưng 7 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn (H. 68)
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hay nằm sấp mà lấy huyệt.
Cách châm: Châm chếch kim, sâu đến 0,5 thốn. Cứu 5 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau sườn ngực, nấc, hen, ho hắng, ợ, khái huyết, thổ huyết, dị ứng mẩn ngứa, cột sống lưng trên đau.
Tác dụng phối hợp: Với Chí dương trị bệnh tim mạch, hoảng hốt; với Khúc trì, Huyết hải trịdị ứng mẩn ngứa.
18. Can du
Vị trí: Dưới đốt sống lưng 9 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn (H. 68).
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hay nằm sấp mà lấy huyệt.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Các bệnh ở tạng Can, bệnh mắt, đau lưng, đau dạ dày, bệnh tâm thần.
Tác dụng phối hợp: Với Đảm du, Vị du, Tỳ du trị bệnh dạ dày, đau bụng; với Túc tam lý trịbệnh mắt nói chung; với Mệnh môn trị đau đầu.
19. Đảm du
Vị trí: Dưới đốt sống lưng 10 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn


Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hay nằm sấp (H. 68)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3-7 mồi, hơ 5-15 phút
Chủ trị: Viêm gan, đắng miệng, đau sườn ngực, đau túi mật, giun chui ống mật, đaulưng trên, đau thắt lưng.
Tác dụng phối hợp: Với Chi câu, Dương lăng tuyền trị đau sườn; với Cách du (cả hai bên gọi là Tứ hoa) (cứu) chống suy nhược, phục hồi sức sau những trận ốm nặng.


 http://www.cimsi.org.vn/images/fckUpload/image/hong/H%C3%ACnh%2068(1).jpg


Hình 68


20. Tỳ du
Vị trí: Dưới đốt sống lưng 11 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hay nằm sấp lấy huyệt (H. 68)
Cách châm: Đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 5 mồi, hơ 10 phút.
Chủ trị: Tiêu hóa kém, nôn mửa, ỉa chảy, trướng bụng, phù thũng, trẻ em còi xương, dị ứngmẩn ngứa, viêm gan, kinh nguyệt không đều.
Tác dụng phối hợp: Với Vị du trị tiêu hóa kém.
21. Vị du
Vị trí: Dưới đốt sống lưng 12 sang ngang mỗi bên 1,5 thốn
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay hay nằm sấp lấy huyệt (H. 68)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 5 mồi, hơ từ 5-20 phút.
Chủ trị: Trướng bụng, sôi bụng, đau dạ dày, nôn mửa, ỉa chảy, sa dạ dày, viêm gan.
Tác dụng phối hợp: Với Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý trị viêm dạ dày mạn tính.
22. Tam tiêu du
Vị trí: Dưới đốt lưng 13 (đốt thắt lưng số 1) sang ngang mỗi bên 1,5 thốn. Ngồi ngayhay nằm sấp lấy huyệt (H. 68).
Cách châm: Châm đứng kim, hay hơi chếch kim xuống dưới, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3-5 mồi,hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Đái dầm, ỉa chảy, lỵ, đau lưng.
Tác dụng phối hợp: Với Khí hải, Đại trường du, Túc tam lý chữa viêm thận cấp, mạn tính.
23. Thận du
Vị trí: Dưới đốt lưng 14 (đốt thắt lưng số 2) sang ngang mỗi bên 1,5 thốn, Ngồi ngayhay nằm sấp lấy huyệt (H. 68).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 5 mồi, hơ từ 5-20 phút
Chủ trị: Sáng sớm ỉa chảy (ngũ canh tiết), lưng và cột sống đau, đái dầm, di tinh, liệtdương, tai ù, phù thũng, kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, bế kinh, đái ra máu,khí hư.
Tác dụng phối hợp: Với Mệnh môn, Tâm âm giao trị liệt dương, di tinh, đái dầm; với Tâmdu trị bệnh đái nhiều ở người già.
24. Khí hải du
Vị trí: Dưới đốt sống lưng 15 (đốt thắt lưng số 3) sang ngang 1,5 thốn. Ngồi ngay haynằm sấp lấy huyệt (H. 68).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Đau lưng, trĩ.
25. Đại trường du
Vị trí: Dưới đốt sống lưng 16 (đốt thắt lưng 4) sang ngang mỗi bên 1,5 thốn. Ngồi ngayngắn hay nằm sấp lấy huyệt (H. 68).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3-5 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Đau lưng, ỉa chảy, lỵ, táo bón.
Tác dụng phối hợp: Với Túc tam lý trị ỉa chảy, đau bụng; với Mệnh môn hoặc Dương quan trịđau lưng.
26. Quan nguyên du
Vị trí: Dưới đốt sống lưng 17 (đốt thắt lưng số 5) sang ngang 1,5 thốn. Ngồi ngay ngắnhay nằm sấp lấy huyệt (H. 68)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 5 mồi
Chủ trị: Đau lưng, viêm ruột, viêm bàng quang, viêm phần phụ, đái dầm
27. Tiểu trường du
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt 1 xương cùng sang ngang mỗi bên 1,5 thốn. Nằm sấp lấy huyệt(H.68)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3-7 mồi, hơ 5-15 phút
Chủ trị: Đau xương cùng, di tinh, đái dầm, ỉa chảy, táo bón, khí hư
Tác dụng phối hợp: với Đại trường du, Thiên khu trị bệnh lỵ
28. Bàng quang du
Vị trí: Ở dưới mỏm gai thứ 2 xương cùng, sang ngang mỗi bên 1,5 thốn. Nằm sấp lấy huyệt(H. 68)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3-7 mồi, hơ 5-10 phút
Chủ trị: Đau cột sống, ỉa chảy, táo bón, đái dầm, di tinh, tiêu khát
Tác dụng phối hợp: Với Tỳ du trị tiêu hóa kém
29. Trung lữ du
Vị trí: Ngang lỗ thứ 3 xương cùng, cách giữa cột sống 1,5 thốn (H. 68)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Viêm ruột, đau xương cùng, đau thần kinh tọa
30. Bạch hoàn du
Vị trí: Ngang lỗ thứ 4 xương cùng, cách giữa cột sống 1,5 thốn (H. 68)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Đau thần kinh tọa, đau thần kinh xương cùng, viêm nội mạc tử cung.
31. Thượng liêu
Vị trí: Giữa lỗ thứ 1 xương cùng (H. 68)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5-3 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Viêm tinh hoàn, viêm phần phụ, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó, cácbệnh đường tiết niệu, lưng dưới đau, đau thần kinh tọa, trĩ, suy nhược thần kinh.
32. Thứ liêu
Vị trí: Giữa lỗ thứ 2 xương cùng (H. 68)
Cách châm và chủ trị: Như trên
33. Trung liêu
Vị trí: Giữa lỗ thứ 3 xương cùng (H. 68)
Cách châm và chủ trị: Như trên
34. Hạ liêu
Vị trí: Giữa lỗ thứ 4 xương cùng (H. 68)
Cách châm và chủ trị: Như trên
35. Hội dương
Vị trí: Ở dưới xương cụt (đốt 1 sống cụt) sang ngang mỗi bên 0,5 thốn (H. 68)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 5 mồi
Chủ trị: Hành kinh đau, khí hư quá nhiều, liệt dương, trĩ, ỉa chảy
36. Thừa phù
Vị trí: Giữa nếp lằn dưới mông. Nằm sấp lấy huyệt (H. 73)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Không cứu
Chủ trị: Trĩ, chi dưới bại, táo bón, đau thần kinh tọa
Tác dụng phối hợp: Với Dương lăng tuyền trị đau khớp hông
37. Ân môn
Vị trí: Dưới huyệt Thừa phù phù 6 thốn và nằm trên đường nối Thừa phù với Ủy trung (H.73)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1,5-3 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Đau lưng trên dưới, chi dưới tê bại, bại liệt, đau thần kinh tọa
38. Phù khích
Vị trí: Huyệt Ủy dương lên 1 thốn (H. 74)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Viêm bàng quang, táo bón, bí đái, cạnh ngoài chi dưới tê dại
39. Ủy dương
Vị trí: Co đầu gối, thấy hố lõm ngoài đầu nếp gấp khuỷu, ngoài huyệt Ủy trung 1 thốn,giữa 2 gân (H. 74)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Cơ tam đầu cẳng chân tê bại, vai đau, lưng đau


  


Hình 73 - Hình 74


40. Ủy trung
Vị trí: Giữa nếp gấp sau khuỷu chân
Cách lấy huyệt: Nằm sấp lấy huyệt (H. 74)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn, cảm giác tê, tức lan tới mông, đầu ngónchân, có thể chích nặn máu. Không cứu
Chủ trị: Đau lưng, đau bụng, đau đầu gối, phát sốt, miệng khô, chân tay co rút, trĩ, saynắng, dị ứng mẩn ngứa
Tác dụng phối hợp: Với Thận du trị đau lưng; với Khúc trì trị say nắng, thổ tả
41. Phụ phân
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 2 sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Cổ và vai cứng đau, đau thần kinh liên sườn, khuỷu và cánh tay tê bại, đau đớn
42. Phách hộ
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 3, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1,5 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Viêm phế quản, hen suyễn, viêm hung mạc, nôn mửa, đau xương bả vai, lao phổi
43. Cao hoang
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 4, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Viêm phế quản, suy nhược thần kinh, bệnh lâu ngày sức yếu, lao phổi, viêm hungmạc
http://www.cimsi.org.vn/images/fckUpload/image/hong/H%C3%ACnh%2075.jpg



Hình 75


44. Thần đường
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 5, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Bệnh tim, viêm phế quản, hen suyễn, đau bả vai
45. Y hy
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 6, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Viêm màng ngoài tim, đau thần kinh liên sườn, nấc, nôn mửa, choáng váng, hensuyễn
46. Cách quan
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 7, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Đau thần kinh liên sườn, nôn mửa, nấc, cột sống phía trên cứng đau
47. Hồn môn
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 9, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Bệnh gan, viêm màng trong tim, đau dạ dày, tiêu hóa kém, viêm hung mạc.
48. Dương cương
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống 10, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Ỉa chảy, sôi ruột, đau bụng, vàng da
49. Ý xá
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 11, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Đau lưng trên, trướng bụng, tiêu hóa kém, bệnh gan, nôn mửa
50. Vị thương
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 12, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Đau dạ dày, nôn mửa, đau bụng, táo bón, đau cột sống phía trên
51. Hoang môn
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng 13 (đốt thắt lưng 1) sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-1,5 thốn. Cứu 5 mồi
Chủ trị: Đau bụng trên, táo bón, viêm tuyến vú, gan và lá lách sưng to
52. Chí thất
Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 1,5 thốn. Cứu 5 mồi
Chủ trị: Di tinh, liệt dương, tiểu tiện khó, phù thũng, sống lưng cứng đau
53. Bào hoang
Vị trí: Dưới mỏm gai thứ 2 xương cùng, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Viêm ruột, lưng trên lưng dưới đau, bụng trướng, bí đái, căng bọng đái.
54. Trật biên
Vị trí: Dưới mỏm gai thứ 4 xương cùng, sang ngang mỗi bên 3 thốn (H. 75)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2-3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm bàng quang, trĩ, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, chi dưới bại liệt, tê.
55. Hợp dương
Vị trí: Huyệt Ủy trung thẳng xuống 2 thốn (H. 74).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Lưng đau, đùi đau, chi dưới tê bại.
56. Thừa cân
Vị trí: Nằm giữa đường nối Hợp dương và Thừa sơn, giữa cơ sinh đôi (H. 74).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu đến 2 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau bụng, đau chân, trĩ, lưng cứng đau.
57. Thừa sơn
Vị trí: Ở sau bắp chân dưới (cẳng chân).
Cách lấy huyệt: Đứng thẳng hoặc nằm sấp, ở sau bụng chân có một bắp thịt lớn, từ saukhuỷu xuống gót bắp thịt này, ở khoảng giữa có chia ra làm 2, tạo thành 1 rãnh lõm, nếuduỗi bàn chân, rãnh này hiện rõ thành hình chữ nhân, điểm gặp của 2 nét của chữ nhânnằm trên đường thẳng nối Uỷ trung tới gót chân và cách Ủy trung 7 thốn, đó là huyệt. (H.74)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-1 thốn. Cứu 3-5 mồi, hơ 5-15 phút.
Chủ trị: Đau lưng, đau đùi, chuột rút bắp chân, táo bón, lòi dom, trĩ, tay chân đau buốt.
Tác dụng phối hợp: Với Trường cường, chữa lòi dom, cứu trĩ; với Âm lăng tuyền trị đau ngực; với Côn luân trị đau gót chân.
58. Phi dương
Vị trí: Ở sau mắt cá ngoài chân lên 7 thốn. (H. 74)
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, để thõng chân, từ mắt cá ngoài lên 7 thốn, khoảng gầnhuyệt Thừa sơn chéo xuống và ra ngoài 1 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,8-1,5 thốn. Cứu 3-5 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau đầu, hoa mắt, đau lưng, phù thũng, đái ít, lưng đùi mềm mỏi.
Tác dụng phối hợp: Với Trung cực, Âm lăng tuyền trị viêm bàng quang.
59. Phụ dương
Vị trí: Từ huyệt Côn luân lên 3 thốn (H. 74)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1-2 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Đau đầu, đau xương cùng, mắt cá chân sưng đau.
60. Côn luân
Vị trí: Chỗ lõm sau mắt cá ngoài chân. (H. 76)
Cách lấy huyệt: Bàn chân để ngang bằng, ở phía sau mắt cá ngoài 0,5 thốn, chỗ giữa mắtcá và gân gót, đối chiều với Thái khê ở phía trong.
Cách châm: Châm đứng kim, mũi kim hướng về phía mắt cá trong, sâu 0,3-0,5 thốn, phụnữ có thai cấm châm. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau đầu, đau lưng, đau răng, bong gân khớp khuỷu tay, chuột rút, co gân chidưới, uốn ván (ngực bụng ưỡn ra trước), chi dưới liệt, trẻ em co giật, khó đẻ.
Tác dụng phối hợp: Với Uỷ trung trị đau lưng; với Thân mạch trị sưng chân; với Thái khê(cứu) cấp cứu chứng thân nhiệt giảm thấp.
61. Bổ tham
Vị trí: Ở phía dưới và sau mắt cá ngoài, thẳng Côn luân xuống 1,5 thốn, chỗ lõm cạnhgót chân (H. 76)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi
Chủ trị: Gót chân đau, chi dưới mềm yếu, vô lực
62. Thân mạch
Vị trí: Chỗ lõm thẳng mắt cá ngoài xuống
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, huyệt cách mắt cá ngoài xuống 0,5 thốn. (H. 76)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau đầu, choáng váng, động kinh.
Tác dụng phối hợp: Với Thái khê trị điên giản; với Tam túc lý trị cước khí, cũng chữa đaulưng.
63. Kim môn
Vị trí: Phía trước và dưới mắt cá chân ngoài (H. 76)
Cách lấy huyệt: Bàn chân ngay ngắn, từ Thân mạch xuống và ra trước 0,5 thốn chỗ lõmgiữa 2 đốt xương cổ chân xuống.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5-0,8 thốn. Cứu 3-7 mồi, hơ 5-10 phút.
Chủ trị: Đau mắt cá ngoài, đau chi dưới, đau lưng, đau đầu, điên dại.
Tác dụng phối hợp: Với Côn luân trị đau khớp cổ chân.
64. Kinh cốt
Vị trí: Ở cạnh ngoài bàn chân, phía dưới đầu mẩu xương to (đầu trong xương bàn ngón út) (H. 76)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3-7 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Tim hồi hộp, đau đầu, mộng thịt ở mắt, lưng đùi đau, điên dại.
Tác dụng phối hợp: Với Thân mạch trị đầu phong đau đầu.
65. Thúc cốt
Vị trí: Ở chỗ lõm cạnh ngoài, sau đầu nhỏ xương bàn chân nối với ngón 5 (H. 76)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3-0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu, cứng gáy, hoa mắt, lưng đùi đau, động kinh.
http://www.cimsi.org.vn/images/fckUpload/image/hong/H%C3%ACnh%2076.jpg

Hình 76
66. Thông cốc

Vị trí: Chỗ lõm phía trước khớp bàn và ngón út (H. 76)
Cách châm: Đứng kim, sâu 0,2-0,3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau đầu hoa mắt, cứng gáy, tiêu hóa kém, chảy máu mũi, bệnh tinh thần, hayngáp.
67. Chí âm
Vị trí: Ở cạnh ngoài gốc móng ngón út, cách gốc móng khoảng hơn 0,1 thốn (H. 76)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,1 thốn, thường chích nặn máu.
Chủ trị: Đau đầu, mất ngủ, đau mắt, khó đẻ, lệch ngôi thai (dùng ngải để cứu chỉnhngôi thai).
Tác dụng phối hợp: Với Tam túc lý trị đẻ khó.