Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

KINH THỦ THÁI ÂM PHẾ


1/ KINH CHÍNH
Khởi đi từ Trung Tiêu ở huyệt Trung Quản xuống Đại Trường, * ngược lên Vị, qua cách mô vào Phế, * theo khí quản, thanh quản lên họng hầu rồi rẽ ngang vào nách, và ở đây Phế khí xuất ra ở huyệt Trung Phủ* chạy vòng xuống mặt trước ngoài cánh tay đến tận ngón tay cái tại huyệt Thiếu Thương.
2/ KINH BIỆT
Khởi đi từ huyệt Trung Phủ chạy vào vùng huyệt Uyên Dịch (Đ), lặn vào Phế, * xuống Đại Trường * rồi ngược lên hố xương đòn vùng h. Khuyết Bồn (Vị) * nổi lên ở cổ và giao hội với kinh Biệt và kinh Chính Đại Trường ở h. Phù Đột (Đtr).
3/ LẠC DỌC
Khởi đi từ huyệt Lạc - Liệt Khuyết, theo gò Ngư Tế đến mặt trong ngón tay trỏ, liên hệ với kinh thủ Dương Minh Đại Trường.
4/ LẠC NGANG
Nối kinh Phế với kinh biểu lý Đại Trường, Khởi đi ừ huyệt Lạc - Liệt Khuyết, vòng theo bờ ngoài cẳng tay qua cổ tay tới h. Hợp cốc (huyệt Nguyên của kinh Thủ Dương Minh Đại Trường).
TRIỆU CHỨNG KINH PHẾ
- Kinh Bệnh: Hố trên đòn đau, đau kịch liệt thì 2 tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim loạn lên, mặt trong chi trên đau.
- Tạng Bệnh: Ngực phổi đầy tức, ho, suyễn, khó thở, khát, tiểu gắt, tiểu vàng, ngực bồn chồn, gan bàn tay nóng, nếu cảm phong hàn thì có sốt, gai rét, có hoặc không có mồ hôi (Châm Cứu Học Thượng Hải).
TRUNG PHỦ
Tên Huyệt:
Phủ chỉ nơi kinh khí hội tụ. Huyệt là nơi hội tụ mạch khí của kinh Phế. Giữa ngực là nơi thần khí của Phế hội tụ, vì vậy gọi là Trung Phủ (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Phủ Trung Du, Ưng Du, Ưng Trung Du.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 1 của kinh Phế.
+ Huyệt Mộ nơi khí tạng Phế đến.
+ Huyệt Hội với Túc Thái Âm Tỳ.
+ Huyệt để tả Dương ở ngực (Nhiệt tà): phối hợp với Đại Cự, Khuyết Bồn và Phong Môn.
Vị Trí:
Dưới cuối ngoài xương đòn gánh khoảng 01 thốn, hoặc giữa xương sườn 1 và 2, cách đường giữa ngực 06 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 2. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây thần kinh ngực bé, dây thần kinh răng to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 2.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
Tác Dụng:
Thanh tuyên thượng tiêu, sơ điều Phế khí.
* ChủTrị: Trị ho, hen suyễn, ngực đau, vai, lưng đau, viêm khí quản, lao phổi.
Châm Cứu:
Châm thẳng hoặc xiên hướng kim ra ngoài, lên trên, sâu 0, 5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng - Ôn cứu 5-10 phút.
VÂN MÔN
Tên Huyệt:
Vân chỉ hơi nước; Môn là nơi ra vào. Nơi con người, Phế khí gống như hơi nước ra vào qua cửa, vì vậy gọi là Vân Môn (Trung Y Cương Mục).
Đặc Tính:
Nơi phát ra mạch khí của kinh Phế.
Vị Trí:
Bờ dưới xương đòn gánh, nơi chỗ lõm ngang cơ ngực to, giữa cơ Delta, nơi có gian sườn 1, cách đường ngực 06 thốn, trên huyệt Trung Phủ 1, 6 thốn.
* Giải Phẫu:Dưới da là rãnh cơ Delta ngực, cơ ngực to, cơ Delta, cơ dưới đòn, cơ răng cưa to và các cơ gian sườn 1.
Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây thần kinh răng to, dây thần kinh mũ, dây thần kinh dưới đòn, dây thần kinh răng to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 1.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
Tác Dụng:
Tuyên thông Phế khí.
Chủ Trị:
Trị ho, suyễn, ngực đầy tức, lưng đau.
Châm Cứu:
Châm thẳng hoặc xiên, sâu 0, 5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5-10 phút.

THIÊN PHỦ
Tên Huyệt:
Mũi là khiếu của Phế. Phế thông với thiên khí qua mũi. Đối với con người, Phế là phủ của khí, vì vậy gọi là Thiên Phủ (Trung Y Cương Mục).
Đặc Tính:
+ Một trong nhóm huyệt Thiên Dũ [Thiên Dũ Ngũ Bộ] (Nhân Nghênh (Vi.9) + Phù Đột (Đtr.18) + Thiên Dũ (Ttu.16) + Thiên Phủ (P.3) + Thiên Trụ (Bq.12) ), nhờ huyệt này mà khí chuyển lên được phần trên cơ thể.
Vị Trí:
Ở bờ trong bắp cánh tay trong, dưới nếp nách trước 3 thốn nơi bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, trên huyệt Xích Trạch (P.5) 6 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước và cơ Delta, xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây thần kinh mũ và dây cơ-da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
Tác Dụng:
Tuyên thông Phế khí.
Chủ Trị:
Trị suyễn, ho, chảy máu cam, cánh tay trong đau.
Châm Cứu:
Châm thẳng sâu 0, 5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.
HIỆP BẠCH
Tên Huyệt:
Huyệt ở gần (hiệp) cơ nhị đầu cánh tay, chỗ thịt mầu trắng (bạch), vì vậy, gọi là Hiệp Bạch (Trung Y Cương Mục).
Đặc Tính:
Biệt của Thái Âm (Giáp Ất Kinh).
Vị Trí:
Ở mặt trong cánh tay, nơi gặp nhau của bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay với đường ngang dưới nếp nách trước 4 thốn, trên khớp khuỷ (Xích Trạch) 5 thốn, dưới huyệt Thiên Phủ 1 thố n.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, cơ cánh tay trước và bờ ngoài xương cánh tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ da.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
Chủ Trị:
Trị mặt trong cánh tay đau, ho, ngực đau tức, hơi thở ngắn.
Châm Cứu:
Châm thẳng 05 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

XÍCH TRẠCH
Tên Huyệt:
Huyệt ở chỗ trũng (giống cái ao = trạch) cách lằn chỉ cổ tay 1 xích (đơn vị đo ngày xưa), vì vậy gọi là Xích Trạch (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Thiên ‘Ba?n Du’ (L.Khu 2).
Tên Khác:
Quỷ Đường, Quỷ Thọ,
Đặc Tính:
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thuỷ.
+ Huyệt tả của kinh Phế.
Vị Trí:
Gấp nếp khủy tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ ngoài gân cơ 2 đầu cánh tay, rãnh 2 đầu ngoài, bờ trong gần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước và khớp khủy.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của thần kinh cơ-da và thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác Dụng:
Thanh nhiệt thượng tiêu, giáng nghịch khí, tiêu trừ độc trong máu, tiết Phế viêm.
Chủ Trị:
Trị khủy tay đau, cánh tay sưng đau, ho, suyễn, họng viêm, amiđan viêm, ho ra máu.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn - Ôn cứu 5 - 10 phút.
KHỔNG TỐI
Tên Huyệt:
Huyệt có tác dụng thông khí lên mũi (tỵ khổng), làm tuyên thông Phế khí, vì vậy được dùng trị các bệnh ở tỵ khổng (mũi), do đó, gọi là Khổng Tối (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ:
Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 6 của kinh Phế.
+ Huyệt Khích của kinh Phế.
Vị Trí:
Ở bờ ngoài cẳng tay, trên cổ tay 7 thốn, nơi gặp nhau cu?a bờ trong cơ ngửa dài hay bờ ngoài cu?a cơ gan tay to với đường ngang trên khớp cổ tay 7 thốn, trên đường thẳng nối huyệt Xích Trạch (P.5) và Thái Uyên (P.9).
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ trong cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ gan tay to, cơ sấp tròn, cơ gấp chung nông các ngón tay.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác Dụng:
Nhuận Phế, chỉ huyết, thanh nhiệt, gia?i biểu, điều giáng Phế khí.
Chủ Trị:
Trị tay và khuy?u tay đau, ho, suyễn, amygdale viêm, phổi viêm, ho ra máu.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 5- 1 thốn. Cứu 3 - 7 tráng, Ôn cứu 5 - 15 phút.
LIỆT KHUYẾT
Tên Huyệt:
Liệt = tách ra. Khuyết = chỗ lõm. Huyệt ở trên cổ tay, nơi có chỗ lõm. Huyệt là Lạc huyệt của kinh Phế, từ chỗ này có 1 nhánh tách ra để nối với kinh Đại Trường, vì vậy, gọi là Liệt Khuyết (Trung Y Cương Mục) .
Tên Khác:
Đồng Huyền, Uyển Lao.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Phế.
+ Huyệt Lạc, nơi phát xuất Lạc dọc, Lạc ngang.
+ Huyệt Giao hội với Nhâm Mạch.
+ 1 trong Lục Tổng Huyệt trị đau vùng đầu, gáy (Càn Khôn Sinh Ý).
Vị Trí:
Dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1, 5 thốn. Hoặc chéo 2 ngón tay tro? và ngón tay cái cu?a 2 bàn tay với nhau, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu ngón tay tro?.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ trong - trước của gân cơ ngửa dài, cơ gấp dài ngón cái, chỗ bám của cơ sấp vuông vào xương quay.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác Dụng:
Tuyên Phế, khu phong, thông điều Nhâm Mạch.
Chủ Trị:
Trị cổ tay đau sưng, đầu đau, cổ gáy cứng, ho, suyễn, liệt mặt.
Châm Cứu:
Châm xiên, hướng mũi kim vào khớp cùi chỏ, sâu 0, 5 - 1 thốn, Ôn cứu 5 - 10 phút.
KINH CỪ
Tên Huyệt:
Huyệt nằm ở rãnh (cừ) mạch quay và gân cơ tay, giống như cái rạch ở giữa 2 đường kinh, vì vậy gọi là Kinh Cừ.
Tên Khác:
Kinh Cự.
Đặc Tính:
+ Huyệt Kinh, thuộc hành Kim.
+ Huyệt quan trọng để phát hãn.
Vị Trí:
Trên lằn chỉ cổ tay 1 thốn, ở mặt trong đầu dưới xương quay.
Giải Phẫu:
Dưới da là rãnh mạch quay. Rãnh tạo nên bởi gân cơ ngửa dài và mặt trong đầu dưới xương quay (ở ngoài), gân cơ gan tay to và gân cơ gấp chung nông (ở trong), gân cơ gấp riêng ngón tay cái và cơ sấp vuông (ở đáy rãnh).
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Chủ Trị:
Trị bàn tay và cổ tay đau, ngực đau, họng đau, ho, suyễn.
Châm Cứu:
Châm thẳng hoặc xiên 0, 3 - 0, 5 thốn - Ôn cứu 3 - 5 thốn.
THÁI UYÊN
Tên Huyệt:
Khi hơi co bàn tay vào phía cẳng tay, tại bờ ngoài lằn chỉ cổ tay, gần xương tay quay, tạo thành 1 chỗ rất (thái) lõm, như 1 cái hố sâu (uyên), vì vậy, gọi là Thái Uyên.
Tên Khác:
Quỷ Tâm, Quỷ Thiên, Thái Thiên, Thái Tuyền.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 9 của kinh Phế.
+ Huyệt Du - Nguyên, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt Hội của Mạch.
+ Huyệt Bổ của kinh Phế.
Vị Trí:
Trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
Giải Phẫu:
Dưới da là rãnh mạch quay. Rãnh ở đoạn này cấu tạo bởi gân cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngắn ngón tay cái (ở ngoài). Gân cơ gang tay to và gân cơ gấp chung nông các ngón tay (ở trong). Gân cơ gấp dài ngón tay cái và xương thuyền (ở đáy).
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa và dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác Dụng:
Khu phong, hóa đàm, lý phế, chỉ khát.
Chủ Trị:
Trị ngực đau, lưng và vai đau, quanh khớp cổ tay đau, ho suyễn.
Châm Cứu:
Châm thẳng, từ mặt trong lòng bàn tay, hướng mũi kim tới mặt phía lưng bàn tay, sâu 0, 3 - 0, 5 thốn, Ôn cứu 3 - 5 phút
NGƯ TẾ
Tên Huyệt:
Mã-Nguyên-Đài khi chú gia?i về huyệt Ngư Tế cho rằng: Ngư Tế là phần thịt giống như hình dạng con cá (ngư) trên bàn tay. Vì vậy gọi là Ngư Tế.
Tên Khác:
Tế Ngư.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 10 của kinh Phế.
+ Huyệt Vinh (Huỳnh), thuộc Ho?a.
Vị Trí:
ở mặt trong lòng bàn tay, trung điểm giữa xương bàn ngón tay cái, nơi phần tiếp giáp lằn da đổi màu. Gấp ngón tay tro? vào lòng bàn tay, đầu ngón tay tro? chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.
Giải Phẫu:
Dưới da là bờ ngoài cơ dạng ngắn tay cái, xương bàn tay 1.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác Dụng:
Thanh Phế nhiệt, sơ Phế, hòa Vị, lợi vùng họng.
Chủ Trị:
Trị sốt, ho suyễn, bụng đau, lao phổi.
THIẾU THƯƠNG
Châm Cứu:
Châm thẳng, sâu 0,5 - 1 thốn. Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.
Tên Huyệt:
Trương-Chí-Thông, khi chú gia?i ‘Linh Khu’, đã gia?i thích rằng: ‘Kinh Thu? Thái Âm chủ về khí bất cập cu?a Kim Khí mùa Thu, vì vậy gọi huyệt này là Thiếu Thương (P.11) ’.
Tên Khác:
Quỷ Tín (Thiên).
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 11 của kinh Phế.
+ Huyệt Tỉnh của kinh Phế, thuộc hành Mộc.
+ Là huyệt cổ điển trị tai ù do Tông khí hư (thiên ‘Khẩu Vấn’ - L.Khu 28).
+ Huyệt quan trọng để phát hãn.
Vị Trí:
Tại bờ ngoài ngón tay cái, cách góc móng tay 0, 1 thốn về phía tay quay. Hoặc huyệt nằm ở nơi gặp nhau tiếp giáp da gan - mu tay và đường ngang qua góc chân móng ngón tay cái.
Giải Phẫu:
Dưới da là xương, huyệt ở dưới chỗ bám của gân cơ duỗi dài ngón tay cái. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh quay.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác Dụng:
Sơ tiết hỏa xung nghịch cu?a 12 kinh khí, thanh Phế nghịch, thông kinh khí, thông lợi vùng họng.
Chủ Trị:
Trị sốt, amydale viêm, trúng gió, hôn mê, động kinh, khó thở.
Châm Cứu:
Châm thẳng 0, 1 - 0, 2 thốn hoặc châm xiên hoặc dùng kim tam lăng châm nặn ra máu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét