Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

MÓN ĂN - CÂY THUỐC PHÒNG CHỐNG BỆNH TIM MẠCH


MÓN ĂN - CÂY THUỐC  PHÒNG CHỐNG BỆNH TIM MẠCH
Những rau quả quanh ta ngoài các loại sinh tố cần thiết cho cơ thể thì còn có nhiều chất xơ tạo điều kiện cho tiêu hóa tốt hơn, đồng thời chất xơ còn có tác dụng làm kết dính chất cặn bã và chất độc sẽ được loại ra khỏi cơ thể. Nhiều loại rau quả còn chứa các thành phần có lợi có thể giúp giảm thiểu đáng kể bệnh tim mạch.
1.     Tỏi (Bulbus allii.): có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, hạ cholesterol và triglycerid, chống xơ vữa động mạch. Chữa cảm cúm, ho.
Tỏi là một gia vị thông dụng.  Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hoá, tiêu viêm, hạ mỡ máu, chống huyết khối tắc mạch, ngăn ngừa vữa xơ động mạch của một số hoạt chất trong tỏi.
Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene.   Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. 
Theo Y học cổ truyền, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị.  Tỏi có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông khiếu, giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu viêm
Cơ chế tác dụng của tỏi trên hệ tim mạch.  Tỏi làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và làm giảm sự hấp thụ cholesterol xấu qua màng ruột qua đó làm giảm nồng độ lipid trong máu.  Chất ajoene trong tỏi cũng làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch.  Tỏi có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, cơ chế là do thay đổi các tính chất hóa lý của các màng tiểu cầu. Theo nghiên cứu dịch tễ thấy rằng ở những nơi người ta ăn trung bình 20 g tỏi hàng ngày mỗi tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn đáng kể hơn so với những khu vực không cóthói quen sử dụng tỏi thực phẩm sống.
Tỏi có thể dùng ăn sống, làm gia vị, ngâm rượu tỏi, nấu cháo tỏi.
Để nấu một nồi cháo cho 1 – 2 người ăn cần 60g tỏi đập dập (hoặc giã nát), 15g rau thơm tươi thái sợi, 60g gạo tẻ, gia vị vừa đủ. Nấu cháo chín nhừ rồi bỏ thịt bò, tỏi tươi vào đun sôi một lát, thêm gia vị và rau thơm,  ăn sẽ giúp ấm tì vị, chữa đầy bụng, ăn không tiêu, kiết lỵ, làm hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu.
Rượu tỏi: lấy 300g tỏi bóc vthái lát mỏng, ngâm trong 600g rượu trắng khoảng 40o.  Sau 2 tuần chắt rượu ra để dùng.  Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt. 
  
2.     Cà tím (Solanum melongema )- Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamins A, B1, B2, C các protein và rất nhiều vitamin P. Vitamin P là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự kết dính giữa các tế bào, giảm bớt lượng cholesterol và duy trì sự dẻo dai của các mạch máu. Vì vậy, đối với người cao tuổi, ăn cà tím có thể giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch.
Theo Y học cổ truyền cà tím có tính hàn, thanh can, giáng hoả, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc.
Trong dân gian cà tím rất hay được sử dụng trong các món ăn như: cà bung, cà tím xào cần tỏi, cà tím om tôm thịt, cà tím nhồi thịt om cà chua, cà tím tẩm bột rán...
3.     Nấm: Nấm ăn là những loại nấm không độc hại, được con người dùng làm thực phẩm. Trong nấm có chứa nguyên tố, axit nấm, axit amin, vitamin C, và các chất dinh dưỡng lentinan và các thành phần thuốc. Ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nấm ăn còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú như: tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư, kháng virus, phòng và điều trị các bệnh tim mạch: Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, giãn mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Các loại nấm như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, nấm hương, đông trùng hạ thảo... đều có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta-lipoprotein trong huyết thanh. Ngoài ra, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp.
4.     Cà chua: là loại quả có chất dinh dưỡng vô cùng phong phú. Trong cà chua chứa các thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, khoáng chất ngoài ra còn chứa các loại vitamin như vitamin B1, B2, C, P, các khoáng chất như Kali, Canxi, Phốt pho, Sắt v.v…Đặc biệt, chất lycopene trong cà chua có khả năng chống oxy hóa, chống gốc tự do, có thể ức chế cholesterol ở màng tế bào, giảm nồng độ cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu, từ đó có thể phòng tránh các bệnh tim mạch. Theo Y học cổ truyền cà chua có tính bình, vị chua hơi ngọt, thanh nhiệt giải độc, lương huyết sinh tân, lợi tiểu tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch.


5.     Cà rốt: rất giàu vitamin, khoáng chất, các loại tinh dầu của các axit béo, có năm loại acid amin thiết yếu, 11 một loạt các enzyme và phốt pho, canxi, đồng, sắt, flo, coban và cellulose, acid folic và carotene (tiền chất của vitamin A) là chất tốt cho công tác phòng chống và điều trị các bệnh tim mạch vànhhạ mỡ máu, hạ huyết áp.
6.     Măng tây: là một loại rau ăn giàu dinh dưỡng còn được xem là một dược liệu quý. Măng tây có chứa nhiều chất đạm, béo, chất xơ, canxi, sắt, kẽm, đồng, acid folic, acid Ascorbic… Măng tây chứa nhiều potassium, folate giúp điều hòa, ổn định huyết áp, giúp cho tim khỏe mạnh, phòng ngừa xơ vữa động mạch. Ngoài ra trong măng tây còn có dược chất Asparagin được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch. Đối với các bệnh suy tĩnh mạch, măng tây còn là dược liệu tốt để điều trị (vì trong măng tây chứa nhiều hợp chất flavonoid) giúp cơ thể cải thiện tuần hoàn máu, cố các mạch máu.
Ngoài ra, tỏi tây, cần tây, đao,mướp đắng, các sản phẩm đậu nành khác nhau mang lại lợi ích cho việc phòng ngừa và điều trị mỡ máu cao và bệnh tim mạch vành.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét