Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO


Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi.  Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê.

Nguyên nhân gây thiếu máu nuôi não có thể là tắc hoặc vỡ mạch máu.

Phân loại

- Cơn thiếu máu thoáng qua thường là tai biến thoáng qua kéo dài 5-10 phút, khu trú, mạch máu tự thông nên hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ.Bệnh nhân cảm thấy giảm cơ lực hay liệt nhẹ, nói khó, chóng mặt.
– Nhồi máu não: do tắc một nhánh động mạch não làm não bị thiếu máu nuôi và hoại tử, thường xuất hiện đột ngột gây liệt nhẹ sau đó dần dần nặng lên dẫn đến hôn mê và có thể tử vong.
+ Mạch máu hẹp dần lại rồi tắc: do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên dần, làm hẹp lòng mạch.
Mạch máu não bị tắc

+ Một cục máu đông trôi lên và kẹt lại gây tắc mạch máu: thường do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp, hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó trôi lên não làm nghẹt mạch máu não.
- Xuất huyết não là do vỡ một động mạch trong não. Mạch máu bị vỡ làm chảy máu, chèn ép não bộ.Thường xảy ra đột ngột với các dấu hiệu hôn mê ở nhiều mức độ khác nhau, liệt nửa người, liệt nửa mặt. Ngoài ra còn tùy vị trí chảy máu trong não mà có những triệu chứng khác nhau.

Điều trị :
Kết hợp điều trị bằng phương pháp y học hiện đại: Chủ yếu ở giai đoạn bệnh nhân hôn mê. Bệnh nhân cần được:
- Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Hút đờm dãi, thở oxy.
- Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng.
Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tán mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...
- Chống loét (cần thay đổi tư thếâ) và chống nhiễm khuẩn.
- Cân bằng nước, điện giải... ổn định huyết áp.
Đối với bệnh nhân không hôn mê, huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt.


Điều trị tai biến mạch máu não theo Đông y

Đông y đã có nhận thức sớm về chứng tai biến mạch máu não. Cách đây hơn hai nghìn năm, trong sách ‘Linh Khu’ đã ghi các chứng: ‘Kích Bộc’, ‘Thiên Khô', ‘Phong Phì’, có các triệu chứng ghi như: Đột nhiên hôn bộc, một nửa người không cử động tự chủ. Và chứng ‘đại quyết’ trong sách Tố Vấn ghi vềø cơ chế bệnh là do khí huyết cùng thượng nghịch, và nói đến tiên lượng bệnh là: ‘Khí hồi phục (phản phục) được là sống, còn không phản phục được là chết. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ gọi là chứng ‘trúng phong’ và mô tả các triệu chứng của trúng phong như sau: Bán thân bất toại, miệng méo, nói khó, nặng thì bất tỉnh nhân sự. Sách vở đời nhà Đường (701 - 704) và đời Tống (973 - 1098) nhận thức về nguyên nhân bệnh là do hư tồn, các thời đại sau bổ sung thêm nhiều luận thuyết, về nguyên nhân như Lưu HàGian cho là do ‘hỏa’, Lý Đông Viên cho là do ‘khí hư’, Chu Đan Khê cho là ‘đờm nhiệt’. Các học giả sau này như Trương Cảnh Nhạc (đời nhà Minh), Diệp Thiên Sĩ (đời nhà Thanh) đều cho rằng bệnh là do ‘nội thương’, ‘tích tổn’ mà thành chứ không phải do phong tà bên ngoài xâm nhập cơ thể. Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách ‘Nội kinh’ viết rằng: ‘Giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt mà huyết tràn lên trên’, và ‘huyết khí cùng thượng nghịch’, phía trên là chỉ về não, một trong những phủ kỳ hằng, là bể của tủy, khí của não, có liên hệ thông với thận. Không chỉ nhận định rằng bệnh do não, Đông y cũng cho rằng bệnh có liên hệ đến nhiều tạng phủ khác như Can, Thận, Tâm, Tỳ, Vị v.v...
Việc phân loại ‘trúng kinh lạc’ và 'trúng tạng phủ’ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng: nặng nhẹ mà phân loại: Nhẹ là trúng kinh lạc, nặng là trúng tạng phủ. Triệu chứng trúng kinh lạc thường là: Chân tay tê dại, miệng méo, hoặc nói khó, bán thân bất toại nhưng không có hôn mê. Triệu chứng trúng tạng phủ thì bệnh nặng mê man hoặc hôn mê bất tỉnh các triệu chứng lâm sàng nặng hơn.
Qua giai đoạn nguy kịch thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, gia đình và xã hội như: “bán thân bất toại” (liệt nửa người), “khẩu nhãn oa tà” (miệng méo, mắt xếch), đại tiểu tiện không tự chủ...
Trên lâm sàng chia làm 2 loại: Trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ.
Trúng phong kinh lạc
Triệu chứng lâm sàng: Tự nhiên liệt nửa người, không biểu hiện hôn mê. Trường hợp nhẹ chỉ liệt một tay, một chân hoặc liệt mặt, nói méo tiếng. Nếu nặng thì liệt nửa người, hạn chế vận động, miệng méo, nói ngọng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mắt nhắm không kín, ăn khó nuốt. Mạch huyền. Nếu bệnh nhân đàm nhiều có thể thấy ậm ạch thở khò khè.
Bài thuốc
- Nếu thiên về âm hư hỏa vượng dùng bài: Kiến linh thang: Sinh địa hoàng 24g, bạch thược (tẩm giấm sao) 16g, sinh giả thạch 16g, sinh mẫu lệ 16g, ngưu tất 16g, bá tử nhân 12g, sinh long cốt 16g. 7 vị trên sắc nước 1.600ml; còn 250ml. Uống ấm, chia đều 4 lần ngày uống 3 lần tối uống 1 lần.
- Nếu thiên về đàm hỏa dùng bài: Nhị trần gia giảm: trần bì 10g, bạch cương tàm (sao vàng) 16g, chỉ thực 10g, cam thảo 6g, bán hạ (chế) 16g, bạch phụ tử 10g, toàn yết (bỏ đầu chân sao vàng) 6g, nam tinh 12g, bạch linh 16g. 9 vị trên sắc với nước 1.500ml, còn 250ml. Uống ấm chia đều 5 lần, ngày uống 4 lần tối uống 1 lần.
Châm cứu
Trong châm cứu chia làm hai thể:
+ Phong Trúng Kinh Lạc: Khứ phong, thông lạc, hoạt huyết, hòa doanh, Tư âm, tiềm dương, Trấn Can, tức phong.
Chọn các huyệt ở mặt, tay chân bên liệt để châm.
+ Vùng Mắt :Thái dương (Nk), Toàn trúc (Bq.2) xuyên Tình minh (Bq.1), Dương bạch (Đ.14) xuyên Ngư yêu (Nk), Đồng tử liêu.
+ Vùng Mũi - Nhân trung: Nghinh hương (Đtr.20), Nhân trung (Đc.26).
+ Vùng Má:Giáp xa (Vi.6), Địa thương (Vi.4),
+ Vùng Cằm: Thừa tương (Nh.24).
+ Chi Trên Liệt : Kiên ngung (Đtr.15), Kiên liêu (Ttu.14), Khúc trì (Đtr.11), Tý nhu (Đtr.14), Kiên tam châm (Kiên tiền, Kiên ngung, Kiên hậu), Hợp cốc (Đtr.4).
+ Chi Dưới Liệt : Thận du (Bq.23), Hoàn khiêu (Đ.30), Ân môn (Bq.37), Bể quan (Vi.31), Túc tam lý (Vi.36), Dương lăng tuyền (Đ.34), Tam âm giao (Ty.6), Côn lôn (Bq.60).
+ Trúng Phong Tạng Phủ
. Bế Chứng: Tức phong, thanh hỏa, tiêu đàm, tân hương khai khiếu. Châm Nhân trung (Đc.26), Thừa tương (Nh.24), Liêm tuyền (Nh.23), Thập tuyên (châm ra máu).
. Thoát Chứng: Hồi dương, hồi âm, cứu thoát, tân ôn khai khiếu. Cứu Bá hội (Đc.20),
Quan nguyên ( Nh.4), Khí hải (Nh.6), Nội quan (Tb.5), Hợp cốc (Đtr.4), Tam âm giao (Ty.6).

+ Toàn thân: thiên về âm hư hỏa vượng châm các huyệt: thái khê, tam âm giao, nội quan, thái xung.
Thiên về đàm hỏa: châm các huyệt phong long, túc tam lý, nội quan, khúc trì.
+ Tại chỗ: châm các huyệt khu vực bên liệt.
- Liệt mặt: hạ quan, giáp xa, địa thương, tình minh, hợp cốc bên đối diện.
- Liệt chi trên: khúc trì, kiên ngung, kiên tỉnh, thiên tông.
- Liệt chi dưới: hoàn khiêu, phong thị, ủy trung, thừa sơn.
Trúng phong tạng phủ
Chia làm 2 thể: chứng bế và chứng thoát.
- Chứng bế:
+ Triệu chứng lâm sàng: Tự nhiên liệt nửa người, hôn mê bất tỉnh nhân sự, hai tay nắm chặt, người co quắp, hai hàm răng nghiến chặt, thở khò khè, không có mồ hôi, táo bón, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ hoặc hơi vàng.
Mạch huyền hoặc sác hữu lực.
+ Bài thuốc: Khai bế thông quan tán: tạo giác 24g, tế tân 8g, sinh khương 12g. Tạo giác bỏ hạt, hai vị tán bột mịn, sinh khương giã tinh hòa với nước sôi lọc lấy 20ml. Dùng bột thuốc thổi vào mũi khi hắt hơi được thì thôi. Thổi xong uống 20ml nước sinh khương.
Bài thuốc uống: Tô hợp hương hoàn: Tô hợp hương 2g, an tức hương 4g, trầm hương 4g, chu sa 4g, xạ hương 3g, đinh hương 4g, hương phụ 4g, tê giác 4g, mai phiến 2g, mộc hương quảng 4g, tất bát 4g, bạch truật 8g, huân lục hương 4g, đàn hương 4g, kha tử 4g. Tô hợp hương, xạ hương, mai phiến, nghiền tinh từng vị để riêng. Các vị còn tán mịn, hồ hoàn viên; lần lượt dùng 3 bột trên bao viên sấy khô. Mỗi lần uống từ 5-10g, ngày uống 3 lần tối uống 1 lần.
Châm cứu: thập tuyên, nhân trung, thủy câu.
- Chứng thoát
+ Triệu chứng lâm sàng: tự nhiên ngã lăn, hôn mê, mắt nhắm, chân tay duỗi, lạnh, miệng há, ỉa đái dầm dề, ra mồ hôi, lưỡi nhợt, mạch trầm tế hoặc vi, nhược.
Bài thuốc: Sâm phụ gia giảm: Nhân sâm 8g, mẫu lệ 32g, long cốt 32g, ngũ vị tử 8g, hắc phụ tử 12g. Long cốt, mẫu lệ nung đỏ để nguội sắc với 1.500ml nước còn 700ml lọc bỏ bã cho nhân sâm, hắc phụ tử, ngũ vị tử vào. Sắc còn 150ml. Uống ấm, chia đều 3 lần/ngày.
Châm cứu: Cứu các huyệt khí hải, quan nguyên, ôn châm tam âm giao.
Chú ý: Trong chữa chứng trúng phong, nếu ngoại phong nhiều phải phát biểu khu phong; nếu thiên về nội phong chủ yếu phải trấn can dẹp phong. Trường hợp biểu hiện hư nếu dương hư phải ôn bổ, âm hư phải tư bổ...
Ngoài phép chữa cấp tính trên khi bệnh thể tạm ổn tùy gốc bệnh mà có phương pháp chữa cho thích hợp; đồng thời do đặc tính diễn biến bệnh nên còn lại di chứng cần được xem xét cụ thể giải quyết di chứng cùng với gốc bệnh. Đồng thời với việc uống thuốc, châm cứu cần hướng dẫn bệnh nhân tự luyện tập tránh nằm nhiều gây tổn thương cơ nhục.
Tai biến mạch máu não thuộc phạm trù “trúng phong” của y học cổ truyền. Y học cổ truyền có những bài thuốc điều trị di chứng do tai biến mạch máu não, xin giới thiệu để mọi người cùng tham khảo và kết hợp cùng y học hiện đại điều trị các di chứng chứng này.
Bán thân bất toại
Là di chứng nặng nề nhất, làm cho người bệnh không hoặc khó khăn trong đi lại, cử động tay chân. Tùy theo nguyên nhân mà cách điều trị có khác nhau.
- Do khí huyết hư không đủ nuôi dưỡng cơ nhục, làm trở ngại kinh lạc thì phải dưỡng khí, ích huyết, ôn kinh bằng thuốc bổ trung ích khí gia phụ tử uống với thất vị đại hoàng hoàn.
Bài Bổ trung ích khí: Hoàng kỳ 20g, cam thảo 8g, nhân sâm 12g, đương quy 12g, trần bì 10g, thăng ma 4g, sài hồ 4g, bạch truật 12g, phụ tử 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Cho 600ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
Bài Thất vị đại hoàng toàn: thục địa 320g, sơn thù 160, phục linh 120g, sơn dược 160g, đơn bì 120g, nhục quế 40g, trạch tả 120g. Tất cả các vị tán bột mịn, hoàn viên 4g, mỗi lần uống 2-3 viên với thang Bổ trung ích khí gia phụ tử.
- Do phong tà làm tắc mạch (mạch tý) thì phải thông dương, ích khí, điều hòa dinh vệ và cho uống bài: hoàng kỳ, quế chi ngũ vật thang. Hoàng kỳ 16g, bạch thược 16g, sinh khương 16g, quế chi 12g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, cho 600ml nước sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
Rối loạn ngôn ngữ (khó nói)
- Nếu phong đờm ở họng gây nên khó nói, nói ngọng thì phải khu phong, trừ đờm, thông khiếu, cho uống bài Thần tiên giải ngữ đơn: Bạch phụ tử 4g, xương bồ 12g, viễn chí 8g, thiên ma 8g, toàn yết 4g, khương hoạt 12g, nam tinh 6g, mộc hương 4g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
- Nếu do thận khí hư suy, tính khí không lên được gây nói khó, nói ngọng thì cho uống Địa hoàng ẩm tử: Thục địa 16g, ba kích 16, sơn thù 12g, nhục thung dung 12g, hắc phụ tử 8g, quan quế 8g, thạch giải 16g, phục linh 12g, thạch xương bồ 12g, viễn chí 8g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho 750ml nước, sắc còn 250ml chia 3 lần uống trong ngày.
Chú ý: Người tăng huyết áp không được uống bài thuốc này.
Tiểu tiện không tự chủ (do thận hư)
Phải tư bổ thận âm và bổ thận dương, dùng bài thuốc Địa hoàng ẩm tử (như trên).
Chú ý: Người tăng huyết áp không được uống bài thuốc này.
Đại tiện không tự chủ
Phải ôn bổ mệnh môn, chỉ tả sát trường, dùng bài thuốc Tứ thần hoàn: Nhục đậu khấu 50g, ngũ vị tử 80g, phá cổ chỉ 160g, ngô thù du 40g. Tất cả các vị tán mịn. Sinh khương, gừng tươi 320g, đại táo 100 quả đồ chín lấy thịt quả giã nhuyễn trộn đều với bột mịn các vị thuốc trên hoàn thành viên, mỗi viên 3g. Ngày uống 3 lần vào lúc đói, mỗi lần 5 viên.
Chóng mặt ù tai
Phải bình can tiêm dương và dùng bài Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma 8g, câu đằng 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 12g, sơn chi 12g, hoàng cầm 12g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, ích mẫu 12g, dạ giao đằng 20g, phục thần 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho 750ml nước, sắc còn 250ml chia uống 3 lần trong ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét